7/9/2019 12:00:00 AM GMT+7

Ngắm “Nguyệt thực một phần” tại Đài Thiên văn Hòa Lạc

Đêm ngày 16, rạng sáng ngày 17/7/2019 tại Đài Thiên văn Hòa Lạc, gần 100 bạn trẻ yêu thích khoa học vũ trụ đã tham gia Sự kiện quan sát Nguyệt thực một phần. Sự kiện do Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) phối hợp với Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội tổ chức.

 Đây là một trong những sự kiện thử nghiệm mở đầu cho chuỗi các hoạt động phục vụ cộng đồng khám phá các kiến thức thiên văn học từ những phương pháp đơn giản, gần gũi nhất song song với việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại nhất, nhằm khơi dậy niềm yêu thích khoa học vũ trụ và truyền cảm hứng cho các em học sinh, sinh viên.

Các bạn trẻ quan sát Nguyệt thực một phần tại Đài thiên văn Hòa Lạc

Để có thể quan sát được hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này, nhiều bạn trẻ đã có mặt từ sớm, ngoài các kính thiên văn do Ban tổ chức chuẩn bị, nhiều người yêu thiên văn học còn mang tới các thiết bị đặc biệt để thuận tiện cho việc quan sát.

Ngắm Nguyệt thực một phần diễn ra tại Việt Nam

Khoảng 3h sáng ngày 17/7/2019, nguyệt thực nửa tối bắt đầu xuất hiện rõ ràng hơn. Lúc này mặt trăng mới chỉ chớm bị đen đi một phần. Hiện tượng đạt cực đại lúc 4h30, sau đó Mặt Trăng lặn lúc 5h28, trước khi kết thúc.

Nguyệt thực lần này hiện diện ở hầu hết khu vực Châu Âu, Châu Phi, vùng trung tâm Châu Á (bao gồm Việt Nam) và Ấn Độ Dương.

Nguyệt thực hoàn toàn vô hại và có thể quan sát bằng mắt thường. (Nguồn: Internet)

Nguyệt thực một phần là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời lần lượt nằm trên một đường thẳng (hoặc gần thẳng) và Mặt Trăng đi qua bóng của Trái Đất. Khi đó, Mặt Trăng nằm đối diện với Mặt Trời qua Trái Đất. Chính vì vậy, nguyệt thực chỉ xảy ra vào ngày trăng tròn. Nguyệt thực hoàn toàn vô hại và có thể quan sát bằng mắt thường mà không cần dụng cụ hỗ trợ.

Tham dự sự kiện lần này, ngoài việc được quan sát hiện tượng thiên văn kỳ thú, các bạn trẻ còn có cơ hội được khám phá vũ trụ huyền bí, bao la qua bộ phim “Thế giới xa xôi – Cuộc sống ngoài hành tinh” chiếu tại nhà chiếu hình vũ trụ; được tham gia trao đổi kiến thức về thiên văn học, hiện tượng nguyệt thực ngoài trời, hướng dẫn quan sát bầu trời thực tế, các chòm sao, hành tinh, chơi các trò chơi mô phỏng sao băng, thiên thạch, hố đen, các trò chơi đố vui, vận động ngoài trời./.

Nguồn: https://vnsc.org.vn (MH)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Gửi bình luận
Nhập thông tin của bạn
Bạn chưa nhập nội dung bình luận.
Trần Thị Diễm Trinh (Trưởng ban)
Nguyễn Minh Sơn (Phó ban TT)
Nguyễn Thành Lâm (Phó Ban)
Lượt truy cập: 54856294
Hôm nay: 14270
Đang online: 103
Về đầu trang