Thông qua các hoạt động văn hóa mừng Đảng mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc của nhân dân đối với quê hương đất nước để qua đó phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước- khơi dậy lòng tự hào dân tộc của nhân dân
Theo bài viết của chiến sĩ Thiên Hương- báo Quân Đội Nhân dân, nhiều năm qua, các hoạt động mừng Đảng mừng Xuân đã diễn ra và thu hút sự quan tâm đặc biệt của người dân. Mọi người nô nức chờ đón cá các hoạt động văn hóa, văn nghệ của các cơ quan đoàn thể trên địa bàn sinh sống. Một nét văn hóa mới là Hội báo Xuân được tổ chức hàng năm nhằm giới thiệu văn hóa con người Việt Nam và sự đi lên của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá, bên cạnh đó còn có các triển lãm ảnh nghệ thuật chủ đề quê hương đất nước được triển khai sâu rộng. Cùng với các hoạt động sôi nổi do tỉnh tổ chức, ở từng địa phương có nhiều chương trình vui Xuân phong phú phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân cũng như là một ngày hội lớn của mọi người.
|
Tết nguyên đán là lễ hội truyền thống mang tính toàn dân. Vì vậy vào những ngày cuối năm, mọi hoạt động đều hướng vào Tết, chuẩn bị cho Tết. Các ngành, các cấp đều có kế hoạch cho ngày hội đặc biệt này (Ảnh minh họa)
|
Đặc biệt, trong những năm gần đây nét văn hóa cổ truyền về thư pháp được khôi phục được giới trẻ đặc biệt quan tâm. Thông qua các hoạt động văn hóa mừng Đảng mừng xuân, mừng đất nước đổi mới nhằm khơi dậy lòng tự hào dân tộc của nhân dân đối với quê hương đất nước để qua đó phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Tết nguyên đán là lễ hội truyền thống mang tính toàn dân. Vì vậy vào những ngày cuối năm, mọi hoạt động đều hướng vào Tết, chuẩn bị cho Tết. Các ngành, các cấp đều có kế hoạch cho ngày hội đặc biệt này. Mừng năm mới đồng thời với các hoạt động mừng Đảng, mừng Xuân là nét văn hóa mới của dân tộc trong thời đại ngày nay.
Bác Hồ luôn chăm lo cho mọi người khi Xuân về, Tết đến
Trong bài viết của tác giả Huyền Trang- Nhân dân, Xuân độc lập đầu tiên, Xuân Bính Tuất năm 1946, đúng giờ giao thừa, khi Đài Tiếng nói Việt Nam truyền đi khắp đất nước lời chúc mừng năm mới của Bác Hồ, thì chính Người lại đang vui Xuân cùng nhân dân yêu quý của mình tại Đền Ngọc Sơn, trong vai một cụ già theo cháu đi hái lộc. Lần đầu tiên nhân dân Hà Nội, nhân dân cả nước, được hưởng một mùa Xuân mới mẻ, giao thừa được nghe Bác Hồ đọc Thơ chúc Tết. Và, cũng bắt đầu từ đây vào ngày cuối cùng của năm cũ, ai nấy đều mong phút giao thừa đến để được nghe Thơ chúc Tết của Bác Hồ.
|
Kể từ mùa Xuân độc lập đầu tiên, mỗi lần Tết đến, Xuân về, Bác kêu gọi mọi người thực hiện “Tết trồng cây” (Ảnh minh họa)
|
Kể từ mùa Xuân độc lập đầu tiên đó, mỗi lần Tết đến, Xuân về, Bác mong cho đất nước càng ngày càng Xuân bằng việc làm thiết thực kêu gọi mọi người thực hiện “Tết trồng cây”. “Tết trồng cây” là công việc mà Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân từ tháng 11/1959, tưởng như rất bình thường nhưng cùng với thời gian chúng ta càng thấy ở đó những ý nghĩa sâu xa bắt nguồn từ truyền thống lâu đời của dân tộc cũng như những ý tưởng đi trước thời đại trong việc giữ gìn môi trường thiên nhiên. “Tết trồng cây” đưa đến cho mỗi người, mỗi gia đình việc làm, niềm vui trong tình cảm truyền thống Việt Nam đón Tết cổ truyền dân tộc “vui Tết trồng cây, nơi nơi phấn khởi, người người thi đua”. “Mùa Xuân là Tết trồng cây”.
Suốt 24 năm làm Chủ tịch nước, mỗi lần Tết đến, Xuân về Bác Hồ lại nghĩ đến dân, lo sao cho dân có một mùa Xuân ấm no, hạnh phúc. Thường thì trước Tết 3 tháng Bác đã nhắc các cơ quan, các ngành chuẩn bị Tết cho dân. Riêng Bác cũng tự mình chuẩn bị sớm: Tìm ý thơ cho bài Thơ mừng năm mới; Soạn thảo bài viết “Tết trồng cây”; và cuối cùng là một chương trình đi thăm dân không thể thiếu đối với Bác - Một chương trình riêng mà chỉ có Bác và các đồng chí cảnh vệ biết.
15 năm Bác Hồ ở và làm việc tại khu Phủ Chủ tịch, năm nào Bác cũng mời những đồng chí trực tiếp phục vụ Bác, những chiến sĩ công an trực tiếp bảo vệ Bác ăn bữa cơm tất niên vào ngày Tết cổ truyền dân tộc bằng những đồng tiền nhuận bút và tiết kiệm của Bác và chụp ảnh kỷ niệm với Bác. Những Tết mà Bác đi công tác xa thì Bác giao cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm việc này. Đó là sự chăm lo đầy tình thương của người Ông, người Bác, người Cha.
>> Tải tài liệu sinh hoạt chi đoàn tháng 01, 02/2016 tại đây
Nguồn: doanthanhnien.vn (TA)
Bạn chưa nhập nội dung bình luận.