4/10/2021 12:00:00 AM GMT+7

Bài viết "Hồ Chí Minh và những di huấn với thanh niên" - Số 01

TTBD - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm chăm lo mọi mặt cho thế hệ trẻ Việt Nam. Người luôn chỉ đạo, căn dặn Đảng, Nhà nước phải giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, văn hóa, khoa học kỹ thuật, rèn luyện năng lực hoạt động thực tiễn cho thanh niên...để thế hệ trẻ kế thừa và phát triển được những kinh nghiệm của thế hệ già, để thế hệ trẻ khôn hơn thế hệ già, để con hơn cha… Những lời dạy và bài viết của Người dành cho thanh thiếu nhi được xem như một trong những di sản vô giá của dân tộc và thế hệ trẻ nước ta. Học tập và làm theo lời Bác đã trở thành nhu cầu tự thân, là việc làm quan trọng, thường xuyên trong hành trình trưởng thành của mỗi chúng ta. Đặc biệt, những lời dạy ân cần đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn, là định hướng quan trọng, thôi và tấm gương đạo thúc lớp lớp thế hệ trẻ Việt Nam không ngừng học tập, rèn luyện, góp sức trẻ xây dựng quê hương, đất nước.

 

💐💐💐Tuổi trẻ Bình Dương trân trọng giới thiệu đến các bạn đoàn viên, thanh niên Bài viết "Hồ Chí Minh và những di huấn với thanh niên" - Số 01 (#theodauchanBac_ttbd).

  

“Phải không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện đâu cần thanh niên có, việc khó có thanh niên, gặp gian khổ phải đi lên phía trước, khi hưởng thụ phải hưởng thụ sau mọi người”

(Trích: Bài phát biểu tại Hội nghị Cán bộ toàn miền Bắc, tháng 9/1962).


 

Toàn văn Bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam toàn miền Bắc (22-9-1962):


“Bác thay mặt Trung ương Đảng, Chính phủ đến thăm các cô, các chú và có mấy ý kiến nói chuyện với Hội nghị.Trong Hội nghị này, các cô, các chú nên nghiên cứu kỹ Nghị quyết năm và Nghị quyết bảy của Trung ương Đảng. Nghị quyết năm là Nghị quyết về phát triển nông nghiệp, Nghị quyết bảy bàn về công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Công nghiệp và nông nghiệp như hai chân của con người. Hai chân có mạnh thì đi mới vững chắc. Nông nghiệp không phát triển thì công nghiệp cũng không phát triển được. Ngược lại, không có công nghiệp thì nông nghiệp cũng khó khăn. Công nghiệp và nông nghiệp quan hệ với nhau rất khăng khít.


Nông nghiệp ở nước ta là vô cùng quan trọng. Nếu nông nghiệp không phát triển thì không đủ lương thực để cung cấp cho công nhân, bộ đội, cán bộ, nhân dân thành thị và thanh niên. Ví dụ: Nhà máy dệt mà không có bông thì nhà máy không có việc làm, cho nên nông nghiệp là cơ sở cho công nghiệp. Thanh niên công nhân phải rất chú ý đến nông nghiệp. Công nghiệp phải phục vụ nông nghiệp cho tốt, phải làm máy bơm, làm công cụ cải tiến, chế thuốc trừ sâu, v.v. cho nông nghiệp. Nếu đưa cày, đưa guồng nước… về nông thôn mà nông dân dùng được 2 – 3 ngày đã hỏng, gãy thì không tốt. Thương nghiệp làm nhiệm vụ đưa hàng hoá công nghiệp về bán cho nông dân, rồi lại mua các thứ nông sản về cho nhà máy. Thương nghiệp phải cố gắng làm công việc đó cho tốt, phải bảo đảm chất lượng hàng hoá và có tinh thần phục vụ người mua. Người ta cần thứ gì, bán thứ đó, người mua chỉ cần phân bón, lại bắt mua cả vôi kèm theo thì không được.


Giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, văn hoá, giáo dục… với nhau và trong mỗi một ngành phải phát triển cân đối. Trong nông nghiệp phải tính toán kỹ lưỡng xem cần làm bao nhiêu ruộng? Có bao nhiêu sức lao động? Cần bao nhiêu phân?… Nếu làm nhiều ruộng mà không có phân, không có nước thì ruộng không tốt. Muốn khai hoang cũng phải tính toán sức người, công cụ, phân bón, v.v…
Trong một nhà máy, cũng phải có cân đối. Nếu chỉ cần 100 công nhân mà tuyển vào 150, thì lãng phí 50 người. Hiện nay ở các nhà máy, người không trực tiếp sản xuất còn quá nhiều. Cố nhiên cũng cần một số người như kế toán, thủ quỹ, v.v. nhưng không cần quá nhiều. Quá nhiều là lãng phí sức người.
Về văn hoá, giáo dục cũng vậy, phải có cân đối. Ai cũng muốn mở nhiều trường học, có nhiều văn công… nhưng phải cho phù hợp với sự phát triển của kinh tế.
Mọi ngành và từng ngành một đều phải có sự cân đối. Có cân đối mới phát triển tốt.

 

Ảnh: Sưu tầm


Về phong trào thanh niên, Bác có ý kiến: Đảng, Chính phủ và Bác rất chú ý đến thanh niên. Bác vui lòng khen ngợi những cố gắng của thanh niên. Nhưng phong trào thanh niên cũng còn nhiều thiếu sót cần khắc phục.
Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên phải xung phong đến làm cho tốt. Xưa kia, lớp thanh niên trước xung phong làm cách mạng, kháng chiến, trải qua rất nhiều gian nan, nguy hiểm, có khi bị tù đày, tra tấn, có khi bị thương tật, chết chóc để cho cách mạng thành công, kháng chiến thắng lợi. Ngày nay, tuy một nửa nước ta đã được giải phóng, nhưng lớp thanh niên cũng phải xung phong đến những nơi khó khǎn để xây dựng chủ nghĩa xã hội.


Thanh niên xung phong phải có mục đích. Xung phong để thực hiện kế hoạch 5 nǎm, xung phong để hoàn thành xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giúp đỡ miền Nam khi nước nhà được thống nhất. Thanh niên phải gần gũi quần chúng. Xa cách quần chúng sẽ bị cô độc. Ví dụ: Trong một nhà máy, thanh niên xung phong là tốt, nhưng phải kính trọng và học hỏi những bác thợ già. Thanh niên phải đoàn kết mọi người, già trẻ nhất trí, cùng nhau hǎng hái xung phong. Xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có máy móc, có kỹ thuật, có văn hóa… thanh niên phải học và học cho giỏi. Bàn việc gì, quyết nghị điều gì cũng phải thiết thực và cụ thể. Không nên chỉ nói chung chung.
Mỗi khi gặp khó khăn trong công tác, phải biết dựa vào đường lối, chính sách của Đảng, dựa vào sáng kiến và lực lượng của quần chúng, có quyết tâm cao, thì khó khǎn gì cũng sẽ vượt được và mọi việc nhất định thành công.
Thanh niên muốn cho các ngành xem trọng mình, trước hết tự mình phải làm việc cho tốt. Những anh hùng phi công vũ trụ Liên Xô như: các đồng chí Gagarin, Titốp, Nicôlaép, Papôvích, sở dĩ cả thế giới đều biết tên là vì họ đã hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ cực kỳ khó khǎn mà Đảng và nhân dân đã giao cho.
Thanh niên phải luôn luôn rèn luyện đạo đức cách mạng. Đạo đức cách mạng có thể tóm tắt trong mấy điểm:
– Trung thành: Trọn đời trung thành với sự nghiệp cách mạng, với Tổ quốc, với Đảng, với giai cấp.
– Dũng cảm: Không sợ khổ, không sợ khó, thực hiện: “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó thanh niên làm”, “gian khổ thì đi trước, hưởng thụ sau mọi người”.
– Khiêm tốn: Không nên tự cho mình là tài giỏi, không khoe công, không tự phụ.


Nhân dịp này, Bác có ý giao cho thanh niên làm chủ lực trong phong trào trồng cây gây rừng. Trong mấy năm qua, việc trồng cây gây rừng có nhiều tiến bộ. Thanh niên đã đóng góp khá nhiều. Bác thấy nhiều chỗ trồng cây tốt tươi, nhưng cũng có chỗ trồng cây chưa tốt. Chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội để nhân dân được ǎn no, mặc ấm, học tập, có nhà ở tốt. Thanh niên nam nữ khi lấy vợ, lấy chồng phải có nhà ở. Trồng cây sẽ có gỗ để làm nhà. Cây cối còn làm cho đất nước tươi đẹp, người đi đường có cây cao bóng mát để nghỉ ngơi. Cây cối còn ảnh hưởng tốt đến khí hậu và sức khỏe của nhân dân. Thanh niên nên phụ trách việc trồng cây. Đồng thời phải kết hợp với lực lượng các cụ phụ lão và các cháu thiếu nhi. Nhiều cụ trồng cây rất giỏi. Phải giáo dục cho các cháu thiếu nhi bảo vệ và chǎm sóc cây cối. Cần có kế hoạch làm cho mọi người tham gia trồng cây. Làm sao cho người trồng cây cũng có lợi. Như vậy mọi người sẽ phấn khởi trồng cây. Thanh niên nên chuẩn bị một kế hoạch trồng cây: Trồng ở đâu? Trồng bao nhiêu? Trồng cây gì, v.v., bàn bạc với các địa phương để thực hiện kế hoạch cho tốt.
Bác chúc các cô, các chú công tác tiến bộ.
——————
Nói ngày 22-9-1962. Sách Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb. Thanh niên, 1973, tr.177-181.

CTV Minh Trí (t/h).

Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Gửi bình luận
Nhập thông tin của bạn
Bạn chưa nhập nội dung bình luận.
Trần Thị Diễm Trinh (Trưởng ban)
Nguyễn Thanh Thảo (Phó ban TT)
Thượng Tường Vy (Phó Ban)
Lượt truy cập: 49230015
Hôm nay: 17643
Đang online: 108
Về đầu trang